Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

gà đông tảo , giá bán rẻ ga dong tao , giống ga dong tao , cách nuôi ga dong tao

.

Mr Hoàng : 0917.203099 , Mr Bình : 0913.142434 

ga dong tao,gà đông tảo,mua ga dong tao,bán gà đông tảo,ban ga dong tao con giong
ga dong tao,gà đông tảo,gà đông cảo giống,ga dong tao con
ga dong tao,ga dong tao hung yen,gà đông tảo,gà đông tảo thuần chủng
ga dong tao,gà đông tảo,gà đông cảo,ga dong cao,nuoi ga dong tao,nuoi ga dong cao
ga dong tao giong,gà đông tảo giống,ga dong tao con,gà đông tảo con,bán gà đông tảo giống
ga dong tao,ga dong cao,ga dongt ao hung yen,ga dong cao hung yen,bán gà đông tảo,ban ga dong tao
ga dong tao,gà đông tảo,bán gà đông tảo,ban ga dong tao,ga dong tao hung yen,gà đông tảo hưng yên

 G

 

 Đổ xô đi săn gà chọi , gà đông tảo ( ga dong tao ) dịp cận Tết

(Dân trí) - Thời gian gần đây, một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nở rộ phong trào nuôi gà chọi. Từ đầu tháng 12, các "cò" gà ở thành phố lớn đã đổ về các vùng quê săn gà chiến, cung cấp cho các đại gia mê đá gà mùa Tết.

Nghề nuôi gà chọi: “một vốn bốn lời”
Có thể nói, chưa bao giờ số người nuôi gà đá (gà chọi) ở ĐBSCL nhiều như hiện nay, nhộn nhịp nhất là ở Cao Lãnh (Đồng Tháp ), Chợ Lách (Bến Tre) và dọc theo các tuyến lộ miền Tây, nhất là vào những ngày giáp Tết.
Anh Nguyễn Văn Lai ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, cho biết: “Bà con ở huyện chợ Lách này cũng như huyện Cái Mơn ngoài thời gian chăm sóc vườn hoa kiểng còn tranh thủ nuôi thêm mấy đàn gà đá. Mỗi tháng kiếm lời trên bạc triệu, nhiều khi gặp được một vài con gà chiến, tung đòn giỏi thì tiền lời gấp 3 - 4 lần bán một con gà thịt”.
Theo anh Lai - một người có kinh nghiệm chăm sóc và biết “xem tướng” gà - chỉ cần nuôi vài bầy gà giống, mỗi năm cũng có thể chọn ra hàng chục con gà chiến có giá trị từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/con. Ngoài ra, anh Lai cũng "bật mí" cách chọn gà đá. Theo anh Lai, gà đá mỗi con mỗi vẻ, màu sắc đa dạng, tính “yêng hùng” cũng khác nhau, nhất là gà điều, gà xám, gà ô, gà tía.

Ông Tư Râu (xã An Hảo, Tịnh Biên) đang sở hửu con gà trống rừng, mỗi năm thu về chục triệu từ việc bán gà giống.


Anh Nguyễn Văn Tư ở xã Song Phú, Huyện Tam Bình, Vĩnh Long, chia sẻ: “Nuôi gà đá tuy dễ kiếm tiền nhưng rất cực và công phu, đòi hỏi người nuôi phải có bề dày kinh nghiệm, lão luyện, nhất là khả năng nhận diện về tướng mạo, chọn được những con hùng dũng, lông lá màu sắc kỳ vĩ, cặp cán (chân) khoẻ mạnh, vẩy vi đều đặn và tiếng gáy oai phong. Ngoài ra họ còn phải biết o bế, chăm sóc và nâng niu gà như con của mình”.
Muốn có được những con gà chiến đấu bền bỉ, gan dạ, người nuôi phải chú ý đến con bố mẹ, nhất là con mái phải có ngoại hình khác thường, khoẻ mạnh, hung dữ. Nếu sau một vài lứa, đàn con xuất hiện những con gà trống gan lì, có khả năng chịu đòn giỏi thì người ta sẽ chọn con mái đó làm giống và ra sức huấn luyện những con gà trống nổi trội trong đàn.
Theo anh Lai và anh Tư, cho biết ngoài một số người dân háo hức với nghề nuôi gà đá "một vốn bốn lời" này, một số bà con khác nuôi gà đá là để làm cảnh, thưởng thức tiếng gáy vang khỏe của chúng vào mỗi buổi sáng sớm.
Hiện nay, ngoài những hộ nuôi gà tại nhà còn có một lực lượng khá đông chuyên đi săn tìm những con gà độ để cung cấp cho các đại gia “mê gà”, nhất là từ khi bên kia biên giới Campuchia ở Tây Nam mở ra những trường đấu gà lớn. Nhiều tay cá độ có máu ăn thua ráo riết lùng sục khắp nơi để tìm cho được những con gà độ có nhiều thành tích và tiếng tăm lừng lẫy.            
Vượt 200 km để săn gà đá
Trung tuần tháng 12, chúng tôi có dịp về huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, tình cờ gặp nhóm săn gà đá của anh Nguyễn Văn Long (TP Hồ Chí Minh) đang "đóng quân" 3 ngày trên địa bàn huyện, lăn lê vào tận các ngõ ngách xóm, ấp, săn gà chiến.
Anh Long vui vẻ cho biết: “Năm nào cũng vậy, hễ đến khoảng thời gian này, tôi và mấy anh em lại khăn gói lên đường về các huyện của Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang,… để săn gà chiến cho các đại gia mê gà đá. Công việc này chỉ vất vả 1, 2 mùa đầu, chứ mấy mùa sau là có địa chỉ, số điện thoại rồi nên người dân a lô là mình đến xem, chịu giá thì chi tiền, nhận gà ngay”.
Theo anh Long mấy năm trước để săn được gà chiến, giá rẻ, nhóm anh phải lặn lội vào tận ấp, xóm,… để tìm mua. Thấy cách làm này vừa mắc thời gian, vừa tốn nhiều công sức nên năm rồi nhóm anh Long ký gửi hàng chục con gà trống và gà mái chiến cho một số hộ dân uy tín chăm sóc. Cuối năm nhóm anh chỉ đến thu hoạch, trả tiền công cho người nuôi.

Càng gần Tết các "cò" gà ra sức săn tìm gà đá chiến


Bác Tư Chèn - xã Tam Ngãi (huyện Cầu Kè) - cho biết: “Do xứ mình chưa có giống gà hay bán bạc triệu nên thời gian đầu mình phải kết hợp với mấy anh em "cò" gà tìm giống tốt lai tạo. Từ lứa thứ 2, 3, mình bán mỗi con từ 1 đến 2 triệu đồng, lại có giống gà hay để nuôi tiếp”.
Không khí săn gà đá dịp Tết cũng không kém phần náo nhiệt ở Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ,… Anh Hòa - một người săn gà có hơn 10 kinh nghiệm ở TP Hồ Chí Minh - cho biết: “Mấy năm trước cò săn gà đá ít nên có khi mình chậm trễ được. Bây giờ nhiều thanh niên có chút kinh nghiệm xem tướng gà là có thể hành nghề. Bởi vậy trong mấy tuần cuối tháng 12, đầu tháng 1 này, anh em tụi tôi phải chạy vắt giò lên cổ mới có gà chiến cung cấp cho khách”.
Theo anh Hòa, tùy khả năng của mỗi nhóm "cò", có nhóm một mùa tết cũng kiếm được cả trăm triệu. Nếu một mùa Tết “trúng” 50 - 70 con gà cực chiến, mỗi "em" bán với giá từ 10 - 30 triệu thì đã có trăm triệu trong tay.
Từ lâu nghề nuôi gà đá đã là một nghề có thu nhập hấp dẫn. Nếu như những người nuôi gà và thuần dưỡng gà xem đây là một hoạt động mang tính văn hoá thì việc nuôi gà đá để kinh doanh, giải trí và làm cảnh mới thực sự có ý nghĩa. Nhưng một số người lợi dụng tính “yêng hùng” của những con gà chiến để tổ chức cờ bạc, cá độ và sát phạt lẫn nhau, khiến trò chơi đá gà đã phai nhạt dần nét đẹp.
 Nguyễn Hành

Gà Đông Tảo giá hàng triệu đồng hút khách

Loại gà một thời chỉ dành cúng tế, hội hè hoặc tiến Vua giờ trở thành món ăn ưa chuộng của những thực khách có điều kiện. Càng gần 30 Tết, giá càng tăng, lên tới hơn nửa triệu đồng mỗi kg, người mua chủ yếu để biếu.

Đây là loại gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu (Hưng Yên), với đặc điểm nổi bật là cặp chân to, thô, xấu xí, nhưng thịt chắc, giòn và thơm đặc trưng. Tết này, gà Đông Tảo hút khách hơn mọi năm cho dù tình hình mua sắm chung khá ảm đạm.
Chị An, một đầu mối cung cấp gà Đông Tảo tại Hà Nội cho biết, gần đây mặt hàng này tăng giá mạnh. Loại bán cân tăng khoảng 150.000-200.000 đồng một kg. Còn mặt hàng bán theo con giá tăng đến vài triệu đồng.
"Hiện loại rẻ nhất mình còn là 450.000 - 500.000 đồng một kg, gà nặng từ 4-5kg. Đây là loại gà non, dưới 1 năm. Chục ngày trước mình bán 350.000 đồng nhưng gần Tết, hàng ít hơn nên tăng giá", chị An cho hay.
Về loại gà bán theo con, chị An cho biết còn một con gà gốc chân to, cựa chắc, nuôi trên 1 năm, nặng khoảng 6kg đang được bán giá 12 triệu đồng. Một con gà khác cũng nặng khoảng 6kg có giá 6 triệu đồng. Mức giá này theo chị An, tăng khoảng 1-2 triệu đồng so với hồi giữa tháng Chạp. Tuy nhiên, chị An cho biết, năm nào, gần Tết mặt hàng này cũng tăng giá vì số lượng hàng bán ra trên thị trường không nhiều, trong khi đó nhu cầu khách mua biếu vẫn khá lớn.
Anh Phán, Hưng Yên, một người chuyên cung cấp gà Đông Tảo cho Hà Nội báo giá, hiện giá một con gà khoảng 3-4kg là 2 triệu đồng, tương đương 500.000-600.000 đồng một kg.
"Đây là loại gà già, trên 2 năm rồi và chân rất to. Mua biếu thì nên mua loại này chứ loại nhỏ chủ yếu là gà non hoặc lai chứ không phải giống thuần chủng, không quý bằng", anh Phán cho hay.
Loại gà càng to thì giá càng cao. "Hiện em đang có một số con nặng khoảng 5kg, giá 5 triệu đồng một con", anh Phán nói. Theo đó, mỗi kg gà loại này có giá khoảng 1 triệu đồng.
Theo anh Phán, do sát ngày nên mức giá mặt hàng này tăng mạnh. Trước đó, cách đây khoảng 10 ngày, giá loại gà 3-4kg chỉ khoảng 300.000-400.000 đồng một kg. Anh Phán chia sẻ, từ khoảng nửa tháng nay, ngày nào anh cũng giao hàng về Hà Nội chủ yếu cho khách mua đi biếu. Mỗi ngày trung bình khoảng 20-30kg gà.
Bà Thủy, có một trang trại lớn chuyên nuôi gà Đông Tảo để bán dịp Tết cho biết, hiện mức giá loại 3,5-3,7kg là 500.000 đồng mỗi cân. Loại gà này có tuổi đời khoảng 9 tháng.
Đối với loại gà từ một năm rưỡi trở lên, nặng khoảng 4kg thì mức giá từ 2,2- 2,5 triệu đồng một con. Loại 5kg, giá khoảng 3,5 triệu đồng, tương đương 700.000 đồng một kg. Bà Thủy cũng cho hay, giá mặt hàng này trong những ngày gần đây tăng rất mạnh, khoảng 150.000-250.000 đồng một kg. Loại nào càng già, giá tăng càng mạnh.
"Tuy nhiên, hiện nhà chúng tôi cũng không còn nhiều gà. Loại giá trung bình tầm 3-4kg chỉ còn 2-3 con thôi. Loại gà 5kg nếu khách cần mua thì chúng tôi sẽ tìm mua giúp chứ không có sẵn", bà Thủy nói.
Trong khi đó, tại một cơ sở khác cũng thuộc Hưng Yên, anh Quân báo giá hiện loại gà khoảng 4kg giá tăng là 350.000 đồng một kg. Loại nhỏ hơn từ 3-3,5kg giá khoảng 250.000 - 270.000 đồng. Mức giá này chỉ tăng 30.000-50.000 đồng so với nửa tháng trước. Anh Quân cũng cam kết, gà nhà anh là loại gà thuần chủng chứ không phải gà lai.
"Gà thuần chủng mới có loại to thế chứ gà lai nặng nhất chỉ tầm 3kg thôi. Chúng tôi cũng cung cấp toàn khách quen nên không dám tăng giá mạnh, sợ mất khách chứ không phải do chất lượng gà kém", anh Quân lý giải.
Bên cạnh mặt hàng gà Đông Tảo, một số thực phẩm đặc sản khác như thịt lợn Mán cũng tăng giá mạnh. Hiện một số cơ sở cung cấp tại Hà Nội báo giá thịt nạc thăn, mông sấn, ba chỉ có giá khoảng 180.000-200.000 đồng một kg. Tuy nhiên, một số cơ sở cung cấp mặt hàng này cho biết đã "cháy" hàng trước khi mổ lợn.
"Dự kiến ngày mai chúng tôi mới mổ nhưng gần 3 tạ lợn hơi đã có người đặt hàng hết rồi", chị Hiền, người chuyên bán lợn Mán cho hay.
Ngọc Minh

gà chọi là tên gọi chung cho loại gà nuôi dùng cho mục đích giải trí, nó có 2 loại chính là gà đòngà cựa
gà đòn thường được nuôi ở khu vực phía Bắc, miền Trung, có trọng lượng chừng 2,8kg - 4,0kg. dùng đòn để đánh gà đối phương đến khi thắng.
Gà cựa thường thấy chủ yếu nuôi ở khu vực phía Nam, gà được đá có cựa nguyên hoặc là cựa bằng kim loại gắn vào chân khi cho đá với gà đối phương, trận đấu của gà cựa thường diễn ra nhanh hơn của gà đòn, gà cựa có trọng lượng nhỏ hơn. thường là dưới 3,0kg.
cách nuôi gà chọi ở khu vực Miền Bắc (gà đòn) có nhiều cách nuôi gà chọi do chủ gà áp dụng nhằm mục đích chung là rèn cho gà có một thể lực tốt, bền bỉ, bộ lông mượt và dẻo, các đòn đánh chính xác, khả năng chịu đòn và giành chiến thắng. giống gà : được lựa chọn con bố và con mẹ là gà nòi, có nhiều tố chất tốt của một con gà chọi,đây là yếu tố ban đầu nhưng quan trọng nhất nếu muốn có một con gà chọi tốt( gọi là thần kê) con gà mẹ và con gà bố thường có lịch sử chiến đấu tốt, tướng dữ . gà bố mẹ tốt thì thường là gà từ 2- 5 năm tuổi, gà mái có thể 6 năm tuổi, trứng được ấp theo cách truyền thống. chừng 19- 20 ngày là nở cho gà con. gà chọi con được nuôi thả theo mẹ chừng 1 tháng sau đó có thể tách mẹ nuôi theo đàn, khi được 3 tháng tuổi thì gà mái được lựa riêng ra có thể thịt hoặc chọn để giống( lưu ý tránh tuyệt đối việc để gà bố mẹ cùng tông, nghĩa là cùng họ hàng, như thế làm gà có nhiều nhược điểm, bệnh tật và suy nhược dần) gà đực con được nuôi tự do chừng 7 tháng thì có thể khảo đòn để lựa sơ bộ ra những con có đòn , lối đánh hay, độ lỳ cao. sau đó tách ra từng chuồng riêng ( nuôi trong bu là tốt nhất). gà thử đòn 1 hoặc 2 trận là chuyển sang nuôi chế độ gà đá, tiêu chuẩn ăn và luyện tập gắt gao hơn, thức ăn hàng ngày chủ yếu là lúa khô ( thóc) đem luộc cho nứt vỏ chấu, để nguội. lúa ngâm cho nảy mầm rồi cho gà ăn. làm như vậy để cung cấp đầy đủ lượng chất xơ và vitamin, gà cũng dễ tiêu hoá, thức ăn, ngoài lúa ra thì hàng ngày còn có lượng chất tươi cho gà như rau cỏ xanh,Lươn, gân Bò, bảo đảm 200g/ 2 ngày. trong tháng thì cho ăn thêm 1-2 con Thạch Sùng để lông gà mượt và dẻo,mỗi ngày cho gà ăn 2 lần vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều để tránh gà phải luyện tập khi no, lúc đá thì có thể thay đổi lịch cho ăn theo giờ trận đấu để đảm bảo gà khoẻ.

Gà Đông Tảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Gà Đông Tảo hay gà Đông Cảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam, không nơi nào trên thế giới có. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái)[1]. Đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên[2], người dân trước đây thường dùng để cúng tế-hội hè, hay tiến Vua[1]. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quí hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen[2].

Mục lục

  • 1 Đặc điểm
  • 2 Nuôi nhốt
  • 3 Trên thị trường
  • 4 Chú thích
  • 5 Tham khảo

Đặc điểm

Gà thuộc giống gà to con, dáng hình bệ vệ, với thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi. Gà Đông Tảo trống có hai mã lông cơ bản gồm mã mận (màu tím pha đen) và màu của trái mận. Gà cũng có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc
Mào gà trống là mào sun (ngắn và thun lại) màu đỏ tía, tích và dái tai màu đỏ, kém phát triển, nhìn gọn và khỏe. Gà mái có ba mã cơ bản gồm: mã nõn chuối – vàng nhạt, mã thó hay nâu nhạt – màu đất thó hay lá chuối khô, mã ngà – trắng sữa. Lông phần cổ và cánh gà mái thường có pha trộn những chiếc lông màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống nhưng chỉ to bằng 1/3 so với mào gà trống. Các vị trí da không có lông trên mình gà (cả trống và mái) đều có màu đỏ.
Gà mới nở có lông trắng đục. Khối lượng mới nở 38-40 gam, mọc lông chậm, lúc trưởng thành con trống nặng 5,5 - 6 kg, con mái nặng 4 kg/con. Thịt gà ngon, ngọt với khối thịt ức ngồn ngộn đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau trong thịt không có gân, không dai.

Nuôi nhốt

Trại gà Đông Tảo thuần chủng lớn nhất Việt Nam hiện nay không nằm ở xã Đông Tảo mà nằm ở xã Đông Hòa (Trảng Bom, Đồng Nai). Gà Đông Tảo là loài rất khó tính, không quen nuôi nhốt, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi vì thế chất lượng thịt mới ngon, săn chắc. Mất một năm đến một năm rưỡi nuôi trong môi trường thả vườn, ăn cám tự nhiên không thúc tăng trưởng thì gà mới có thể cho thịt[1].
Khi trưởng thành gà Đông Tảo có thể nặng từ 3-6kg. Bên cạnh đó, chúng thường đẻ trứng ít hơn gà thường, bộ chân to vụng về khiến gà ấp trứng rất vụng. Gà bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp, 10 tháng đẻ 70 quả. Khối lượng trứng từ 48-55 gam/quả.
Gà Đông Tảo đang được giữ giống bằng nhiều phương cách, nhất là qua chương trình “Bảo tồn quĩ gen vật nuôi” do Nhà nước Việt Nam hỗ trợ kinh phí, lúc đầu từ 5-6 triệu đồng để nuôi 40-50 con, đến năm 1994 nâng lên 10-15 triệu đồng để nuôi giữ 100-150 con. Từ đó gà thuần chủng đã nhân ra hàng chục nghìn con/năm, cung cấp cho một số địa phương ngoài tỉnh như Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lạng Sơn… để lai tạo với gà địa phương tạo ra gà thịt thương phẩm tăng trọng nhanh, giá trị kinh tế cao[2].

Trên thị trường

Gà Đông Tảo chế biến được nhiều món như da gà bóp thính, gà hấp nấm, chân gà hầm thuốc bắc... nhiều địa phương đang có phong trào nuôi gà Đông Tảo vì dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Một số nước như Anh, Nhật Bản,... cũng đang có ý định nhập khẩu loại gà này về nghiên cứu[1]. Tại thành phố Hồ Chí Minh vào đầu năm 2012, mỗi kg gà Đông Tảo xuất tại vườn có giá 350.000-400.000 đồng tùy loại, gà giống có giá 100.000-120.000 đồng/con. Riêng những con gà trống có tướng đẹp, chân to, oai vệ có giá lên tới 5-6 triệu đồng/con[3].

Gà Đông Tảo biếu tiền triệu 'cháy hàng'

Thứ hai 04/02/2013 08:35
Những ngày cận Tết, tôi về cái nôi của giống gà Đông Tảo nức tiếng nhiều đời nay ở xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, Hưng Yên), tận thấy gà đặc sản có giá vài triệu đồng được nhiều người săn làm quà biếu khiến nó luôn “cháy hàng”.
Muốn gà xịn phải về Đông Tảo
Ông Nguyễn Trọng Tích, ở xóm Đông Lễ, thôn Đông Tảo Đông, xã Đông Tảo được biết đến không chỉ là con của “Vua gà”- cụ Nguyễn Trọng Dốc nổi tiếng khắp vùng Khoái Châu.
Ông Tích còn tự hào, bởi ông là hộ gia đình duy nhất trong 35 đơn vị nghiên cứu được Viện Chăn nuôi Quốc gia đặt hàng nuôi giữ gene sống giống gà Đông Tảo thuần chủng. Ông là đời thứ ba trong gia đình nuôi, bảo tồn giống gà quý hiếm trên.


Gà Đông Tảo đang trở thành mặt hàng quà biếu giá khủng. Ảnh: Phạm Anh.
Vì có thương hiệu, nên hễ có khách hỏi mua gà Đông Tảo, dân chỉ đến nhà ông Tích. Dẫn tôi xem mấy “cục vàng” của mình, ông Tích chia sẻ: “Tôi mê loại gà Đông Tảo từ nhỏ, có lẽ là ngấm từ bố tôi, cũng như ông nội tôi hồi xưa. Giống gà này hợp với loại đất cát pha vùng bãi sông Hồng, nhất là ở khu vực xã Đông Tảo.
Bây giờ, gà Đông Tảo có khắp nơi, tận các tỉnh miền Nam, nhưng nói thật chỉ có gà nuôi ở Đông Tảo mới có vị riêng của nó. Cùng một giống, nhưng gà nuôi cách Đông Tảo cây số đường chim bay thôi, vị nó đã khác rồi”.
Nhìn đàn gà nhà ông Tích rõ thấy lạ, con nào con nấy núc ních, không nhanh nhẹn như giống gà ri, chân to như cổ tay người lớn, đỏ lừ. “Gà Đông Tảo chỉ ăn ngô, lúa, rau, nuôi thả sau 8 tháng trở lên, đạt 4-5 kg/cân ăn mới ngon.
Nó có đặc điểm là thân to, con trống nhìn oai vệ, đặc biệt là chân rất to, không có cựa, không có vảy cứng, da dầy, sần màu đỏ, nhưng khi luộc da chuyển sang màu vàng.
Gà Đông Tảo ăn giòn, không dai, miếng thịt đậm”- ông Tích nói. Theo những người dân địa phương, gà Đông Tảo chế được nhiều món, nhưng phổ biến là luộc chấm muối chanh, xào lăn, hầm thuốc bắc hoặc ăn lẩu…
Hiện, gia đình ông Tích có 150 con gà Đông Tảo giống để giữ gene cho nhà nước, còn lại ông cấp giống, hướng dẫn cho người thân nuôi, sau đó ông mua lại theo giá thỏa thuận. Con đẹp, ông sẽ tuyển làm giống, còn lại sẽ bán gà thịt, với số lượng khoảng 500-1.000 con mỗi năm.
Ông Tích chia sẻ, tháng 8-2012, Hoàng tử Nhật Bản Akishino trong chuyến thăm làm việc tại Hưng Yên đã ghé qua nhà ông xem, tìm hiểu về nuôi giống gà quý hiếm trên.
“Hoàng tử cũng muốn các chuyên gia Nhật nhập giống này về để nghiên cứu. Còn gia đình tôi, từng là địa chỉ của nhiều nhà nghiên cứu của Úc, Nhật, Pháp tìm đến”- ông Tích nói

Tiền triệu cũng khó mua 
Giới nuôi gà ở Đông Tảo thường chia gà mà các hộ dân địa phương đang nuôi làm hai loại, Đông Tảo thuần chủng và loại gà Đông Tảo lai với giống gà khác. Với gà trưởng thành, loại thuần chủng, nhìn ngoại hình để bán, với giá cao, còn gà thịt bán theo cân.


Ông Nguyễn Trọng Tích bên con gà trống Đông Tảo thuần chủng từng có khách trả 23 triệu đồng .
Một con gà trống Đông Tảo thuần, 8 tháng trở lên, dáng đẹp có giá 5-7 triệu đồng, thậm chí hàng chục triệu đồng; còn thông thường cũng phải 1,2-15 triệu đồng/con.
Tuy nhiên, thời điểm cận Tết, về Đông Tảo hỏi mua gà đẹp biếu không dễ, số lượng có hạn, chủ yếu khách đã đặt nhiều tháng trước. Anh Nguyễn Mạnh Thắng, ở thôn Đông Kim (xã Đông Tảo) cho biết, gia đình anh nuôi 50 con mái, 70 con trống.
“Mới ngày trước, tôi vừa bán cho khách đặt mua làm quà biếu ba con, loại đẹp hơn 2 triệu đồng/con. Có nhiều khách ở Hà Nội xuống hỏi mua, nhưng giờ tìm gà đẹp biếu cũng khó, nếu có thì giá rất cao”- anh Thắng nói.
Còn nhà ông Tích, từ gần tháng trước đã “cháy hàng”. Ông cho biết, chỉ trong một tháng lại đây, ông bán trên 300 con, chủ yếu là khách quen, mỗi con đều 4 kg/con trở lên, giá mềm cũng từ 1-1,5 triệu đồng/con.
Hiện, loại gà thịt bán để biếu gần như không còn. Chỉ còn một đôi, có ông bạn thân đã đặt. Cũng vì mê và lưu giữ giống nên, có con gà trống thuần, một ông khách ở Bát Tràng sang trả tới 23 triệu ông cũng không bán.
Anh Lê Quang Thắng, xóm Đoàn Kết, thôn Đông Tảo Nam, xã Đông Tảo, một chủ trại nuôi nhiều gà đồng thời là một lái gà Đông Tảo lớn nhất vùng vào miền Nam, cho biết chỉ tháng trước, giá gà Đông Tảo thịt chỉ tầm khoảng 250 nghìn đồng/kg, nhưng hiện nay đã lên tới 400 nghìn đồng/kg (chỉ là giá gà Đông Tảo F2), nếu gà nặng 4-5 kg/con, cũng phải tới 1,6-2 triệu đồng/con.
Theo anh Thắng, anh chủ yếu chỉ bán buôn, mỗi tháng xuất khoảng 3 chuyến ô tô gà Đông Tảo (gà thịt và gà choai); còn loại gà giống từ 1 ngày đến 5 tuần tuổi anh cho đóng kiện, vận chuyển bằng máy bay vào Nam. Khánh hàng của anh là nhiều nhà hàng nổi tiếng ở TPHCM và các chủ trại ở Đồng Nai, Bình Phước.
“Nói thật, người ăn loại gà này chỉ có người giàu, hoặc mua làm quà biếu các sếp, chứ người dân bảo thịt con gà tiền triệu thì ít lắm, trừ những dịp đặc biệt”- anh Quang Thắng chia sẻ.
Ông Lê Hồng Cường, ở thôn Đông Tảo Nam, một trong số hộ nuôi lớn nhất nhì về giống gà xã Đông Tảo cho biết, gia đình ông chuyên bán giống, nhưng gần như ngày nào cũng có người hỏi mua gà thịt.
“Gà Đông Tảo có thể gọi là hàng biếu độc trong dịp Tết. Chai rượu Tây, cây cảnh, thậm chí là tiền, sếp có nhiều rồi. Xách con gà Đông Tảo đến, vợ sếp lại thích, vì cả nhà đều được ăn”- ông Cường nói. Theo ông Cường, có người mua về nhốt đầu cổng, dân làng đi qua, thấy lạ, thành nơi bán nước chè, tán chuyện.
Lo mất thương hiệu
Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch xã Đông Tảo cho hay, hầu hết các hộ gia đình trong xã đều nuôi gà Đông Tảo, với số lượng khoảng hơn 1 vạn con, nhưng nếu gà thuần chủng chỉ khoảng hơn 100 hộ nuôi.


Chân gà Đông Tảo thuần chủng to gần bằng cổ tay người lớn, không có vảy vứng, màu đỏ tươi, nhưng luộc lên màu vàng. Ảnh: Phạm Anh .
Với giá gà trung bình khoảng 300 nghìn đồng/kg, gà giống một ngày tuổi khoảng 100 nghìn đồng/con, có thể nói đây là giống nuôi có giá trị kinh tế cao.
Mấy năm gần đây, do nhu cầu gà Đông Tảo lớn, nhất là dịp Tết đến, ở các thành phố lớn, nhiều nơi đã mua giống ở Đông Tảo về để phối giống với các loại gà khác.
Tuy nhiên, theo ông Chiến, đến nay địa phương cũng chỉ dừng ở mức tuyên truyền cho người dân nuôi giữ giống và phòng tránh dịch bệnh, vì đây là gà có sức đề kháng kém, không chịu được lạnh. Xã cũng đề xuất với huyện và Sở NN&PTNT Hưng Yên, chính sách hỗ trợ 30 nghìn đồng/con gà giống, để người dân lưu giữ và phát triển giống gà này.
Tuy nhiên, để lưu giữ bài bản giống gốc, và có thể cung cấp số lượng lớn dạng hàng hóa, ông Chiến cho rằng, cần phải có bàn tay doanh nghiệp vào để gây dựng mô hình trang trại, còn hiện nay người dân đang nuôi tự phát. Xã sẵn sàng tạo điều kiện về đất đai và các điều kiện khác để doanh nghiệp đầu tư phát triển loại gà Đông Tảo.
Hiện nhiều cơ sở phía Nam đã nuôi thành những trang trại lớn gà Đông Tảo. Qua cách làm để bảo vệ “gà đồi Yên Thế” vừa rồi của Bắc Giang, gà Đông Tảo, cần có cách làm để bảo vệ thương hiệu và duy trì gene của giống gà quý hiếm này.
PGS TS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam: Đắt vì lạ và số lượng ít
Gà Đông Tảo là gà có nguồn gốc từ lâu đời ở Hưng Yên, tới hàng ngàn năm, là giống gà thuộc loại rất quý hiếm ở Việt Nam, giống như loại gà Hồ ở Bắc Ninh. Gà Đông Tảo nằm trong chương trình bảo tồn quỹ gene của Nhà nước khoảng hai chục năm nay. Gà này chân to, ít mỡ, ăn ngon, nhưng hiếm vì đẻ ít.
Nếu gà thường đẻ khoảng 100 quả trứng/năm, thì gà Đông Tảo chỉ được khoảng 50 trứng/năm. Hiện loại gà ngon mà giá cả phải chăng là gà đồi vùng Yên Thế, là loại lai với gà mía và gà chọi. Còn gà Đông Tảo cũng là một loại thưởng thức đặc biệt, lạ miệng.
Do đây là giống gà rất quý hiếm, có giá trị kinh tế, tỉnh Hưng Yên nên có kế hoạch xây dựng thương hiệu cho loại gà này, phát triển thành hàng hóa, giống như gà đồi Yên Thế.
Phạm Anh/Tienphong

Hoàng tử Nhật Bản mê gà Đông Tảo

Gà Đông Tảo nức tiếng nhiều đời nay ở xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) có giá vài triệu đồng được nhiều người săn làm quà biếu khiến nó luôn “cháy hàng”.
Hoàng tử Nhật thích gà Đông Tảo
Ông Nguyễn Trọng Tích, ở xóm Đông Lễ, thôn Đông Tảo Đông, xã Đông Tảo được biết đến không chỉ là con của "Vua gà"- cụ Nguyễn Trọng Dốc nổi tiếng khắp vùng Khoái Châu.

Ông Tích còn tự hào, bởi ông là hộ gia đình duy nhất trong 35 đơn vị nghiên cứu được Viện Chăn nuôi Quốc gia đặt hàng nuôi giữ gene sống giống gà Đông Tảo thuần chủng. Ông là đời thứ ba trong gia đình nuôi, bảo tồn giống gà quý hiếm trên.

Vì có thương hiệu, nên hễ có khách hỏi mua gà Đông Tảo, dân chỉ đến nhà ông Tích. Dẫn tôi xem mấy "cục vàng" của mình, ông Tích chia sẻ: "Tôi mê loại gà Đông Tảo từ nhỏ, có lẽ là ngấm từ bố tôi, cũng như ông nội tôi hồi xưa. Giống gà này hợp với loại đất cát pha vùng bãi sông Hồng, nhất là ở khu vực xã Đông Tảo.


Bây giờ, gà Đông Tảo có khắp nơi, tận các tỉnh miền Nam, nhưng nói thật chỉ có gà nuôi ở Đông Tảo mới có vị riêng của nó. Cùng một giống, nhưng gà nuôi cách Đông Tảo cây số đường chim bay thôi, vị nó đã khác rồi".

Nhìn đàn gà nhà ông Tích rõ thấy lạ, con nào con nấy núc ních, không nhanh nhẹn như giống gà ri, chân to như cổ tay người lớn, đỏ lừ. "Gà Đông Tảo chỉ ăn ngô, lúa, rau, nuôi thả sau 8 tháng trở lên, đạt 4-5 kg/cân ăn mới ngon.

Nó có đặc điểm là thân to, con trống nhìn oai vệ, đặc biệt là chân rất to, không có cựa, không có vảy cứng, da dầy, sần màu đỏ, nhưng khi luộc da chuyển sang màu vàng.

Gà Đông Tảo ăn giòn, không dai, miếng thịt đậm"- ông Tích nói. Theo những người dân địa phương, gà Đông Tảo chế được nhiều món, nhưng phổ biến là luộc chấm muối chanh, xào lăn, hầm thuốc bắc hoặc ăn lẩu...

Hiện, gia đình ông Tích có 150 con gà Đông Tảo giống để giữ gene cho nhà nước, còn lại ông cấp giống, hướng dẫn cho người thân nuôi, sau đó ông mua lại theo giá thỏa thuận. Con đẹp, ông sẽ tuyển làm giống, còn lại sẽ bán gà thịt, với số lượng khoảng 500-1.000 con mỗi năm.

Ông Tích chia sẻ, tháng 8-2012, Hoàng tử Nhật Bản Akishino trong chuyến thăm làm việc tại Hưng Yên đã ghé qua nhà ông xem, tìm hiểu về nuôi giống gà quý hiếm trên.

"Hoàng tử cũng muốn các chuyên gia Nhật nhập giống này về để nghiên cứu. Còn gia đình tôi, từng là địa chỉ của nhiều nhà nghiên cứu của Úc, Nhật, Pháp tìm đến"- ông Tích nói.

Tiền triệu cũng khó mua

Giới nuôi gà ở Đông Tảo thường chia gà mà các hộ dân địa phương đang nuôi làm hai loại, Đông Tảo thuần chủng và loại gà Đông Tảo lai với giống gà khác. Với gà trưởng thành, loại thuần chủng, nhìn ngoại hình để bán, với giá cao, còn gà thịt bán theo cân.

Một con gà trống Đông Tảo thuần, 8 tháng trở lên, dáng đẹp có giá 5-7 triệu đồng, thậm chí hàng chục triệu đồng; còn thông thường cũng phải 1,2-15 triệu đồng/con.

Tuy nhiên, thời điểm cận Tết, về Đông Tảo hỏi mua gà đẹp biếu không dễ, số lượng có hạn, chủ yếu khách đã đặt nhiều tháng trước. Anh Nguyễn Mạnh Thắng, ở thôn Đông Kim (xã Đông Tảo) cho biết, gia đình anh nuôi 50 con mái, 70 con trống.

"Mới ngày trước, tôi vừa bán cho khách đặt mua làm quà biếu ba con, loại đẹp hơn 2 triệu đồng/con. Có nhiều khách ở Hà Nội xuống hỏi mua, nhưng giờ tìm gà đẹp biếu cũng khó, nếu có thì giá rất cao"- anh Thắng nói.

Còn nhà ông Tích, từ gần tháng trước đã "cháy hàng". Ông cho biết, chỉ trong một tháng lại đây, ông bán trên 300 con, chủ yếu là khách quen, mỗi con đều 4 kg/con trở lên, giá mềm cũng từ 1-1,5 triệu đồng/con.

Hiện, loại gà thịt bán để biếu gần như không còn. Chỉ còn một đôi, có ông bạn thân đã đặt. Cũng vì mê và lưu giữ giống nên, có con gà trống thuần, một ông khách ở Bát Tràng sang trả tới 23 triệu ông cũng không bán.

Anh Lê Quang Thắng, xóm Đoàn Kết, thôn Đông Tảo Nam, xã Đông Tảo, một chủ trại nuôi nhiều gà đồng thời là một lái gà Đông Tảo lớn nhất vùng vào miền Nam, cho biết chỉ tháng trước, giá gà Đông Tảo thịt chỉ tầm khoảng 250 nghìn đồng/kg, nhưng hiện nay đã lên tới 400 nghìn đồng/kg (chỉ là giá gà Đông Tảo F2), nếu gà nặng 4-5 kg/con, cũng phải tới 1,6-2 triệu đồng/con.

Theo anh Thắng, anh chủ yếu chỉ bán buôn, mỗi tháng xuất khoảng 3 chuyến ô tô gà Đông Tảo (gà thịt và gà choai); còn loại gà giống từ 1 ngày đến 5 tuần tuổi anh cho đóng kiện, vận chuyển bằng máy bay vào Nam. Khánh hàng của anh là nhiều nhà hàng nổi tiếng ở TPHCM và các chủ trại ở Đồng Nai, Bình Phước.

"Nói thật, người ăn loại gà này chỉ có người giàu, hoặc mua làm quà biếu các sếp, chứ người dân bảo thịt con gà tiền triệu thì ít lắm, trừ những dịp đặc biệt"- anh Quang Thắng chia sẻ.

Ông Lê Hồng Cường, ở thôn Đông Tảo Nam, một trong số hộ nuôi lớn nhất nhì về giống gà xã Đông Tảo cho biết, gia đình ông chuyên bán giống, nhưng gần như ngày nào cũng có người hỏi mua gà thịt.

"Gà Đông Tảo có thể gọi là hàng biếu độc trong dịp Tết. Chai rượu Tây, cây cảnh, thậm chí là tiền, sếp có nhiều rồi. Xách con gà Đông Tảo đến, vợ sếp lại thích, vì cả nhà đều được ăn"- ông Cường nói. Theo ông Cường, có người mua về nhốt đầu cổng, dân làng đi qua, thấy lạ, thành nơi bán nước chè, tán chuyện.

Gà Đông Tảo nam tiến

TT - Gà Đông Tảo, loại gà có cặp chân xấu xí, bỗng trở nên nổi tiếng dịp tết vừa qua bởi nhiều người tìm mua làm quà tặng và ăn tết. Dù giá cao chót vót song nhiều nhà hàng đặc sản tại TP.HCM vẫn không đủ hàng bán.


Một trong những điểm khác biệt lớn nhất là đôi chân gà Đông Tảo rất to và xù xì - Ảnh: TRẦN MẠNH
Trại gà Đông Tảo thuần chủng lớn nhất cả nước hiện nay không nằm ở xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) mà nằm ở xã Đông Hòa (Trảng Bom, Đồng Nai).
Gà Đông Tảo ở... Đông Hòa
Với 400 cặp gà giống, mỗi ngày xuất ra thị trường vài chục cặp gà Đông Tảo các loại, trại gà quý của anh Vũ Ngọc Tuấn (xã Đông Hòa, Trảng Bom, Đồng Nai) đang len lỏi vào nhiều nhà hàng tại TP.HCM để phục vụ khách “sang”.
Anh Tuấn kể trong một chuyến ra Bắc cuối năm 2004, anh tình cờ nhìn thấy bài báo giới thiệu con gà Đông Tảo có cặp chân to rất lạ. Dò hỏi mãi, cuối cùng anh cũng mua được 10 con gà giống của ông Tích (người được mệnh danh là vua gà Đông Tảo một thời) về nuôi. “Lúc đầu nhìn những con gà có bộ chân to sần sùi, lông xù, da đỏ xấu xí tôi chỉ thấy lạ và muốn đem về nuôi chơi” - anh Tuấn cho biết.
Ngày đó, trên đường chở gà từ Hưng Yên về Đồng Nai, anh định bụng sẽ nuôi trong chuồng như gà công nghiệp, thế nhưng về đến nơi gà không chịu ở trong chuồng, chúng đánh nhau loạn xạ. Xót gà, anh lật đật đi hỏi những người sành sỏi về gà mới biết gà Đông Tảo là loài rất khó tính, không quen nuôi nhốt, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi vì thế thịt mới ngon, săn chắc đúng “kiểu”. Phải mất một năm đến một năm rưỡi nuôi trong môi trường thả vườn, ăn cám tự nhiên không thúc tăng trưởng thì gà mới có thể cho thịt. Khi trưởng thành gà Đông Tảo có thể nặng từ 3-6kg. Bên cạnh đó, chúng thường đẻ trứng ít hơn gà thường, bộ chân to vụng về khiến gà ấp trứng rất vụng, vì vậy anh lại tự mình loay hoay tìm cách ấp trứng thủ công cho gà.
Cần mẫn nhiều năm trời như thế, trại gà của anh Tuấn mới hình thành quy mô như bây giờ. Theo anh Tuấn, khác với các loại gà thường, loại gà này càng già da càng dày, thịt săn và giòn, ngọt hơn so với gà non. Hiện mỗi ký gà Đông Tảo xuất tại vườn có giá 350.000-400.000 đồng tùy loại, gà giống có giá 100.000-120.000 đồng/con. Riêng những con gà trống có tướng đẹp, chân to, oai vệ có giá lên tới 5-6 triệu đồng/con.


Trang trại gà Đông Tảo của anh Tuấn - Ảnh: TRẦN MẠNH
“Cháy hàng”
Một chủ trại gà cảnh tại Thống Nhất (Đồng Nai) nói vui Tết Nhâm Thìn vừa qua, ngoài con rồng được người ta nói đến nhiều nhất thì con thứ hai chính là gà Đông Tảo. Dịp tết vừa rồi, gà Đông Tảo cháy hàng vì nhiều người muốn mua được loại gà thuần chủng vừa lạ, vừa ngon làm quà biếu và ăn tết. Ngoài ra, khách hàng cũng bắt đầu biết nhiều đến loại gà này nên các nhà hàng tranh thủ bán món này như một “điểm nhấn” mới của nhà hàng.
Anh Nguyễn Tất Hận - tổng quản lý nhà hàng Nón Lá (quận 1, TP.HCM) - cho biết mấy ngày trước tết khách hàng đến quán liên tục gọi món gà Đông Tảo nhưng nhà hàng không đủ gà đáp ứng, còn sau tết thì đang cháy hàng vì nguồn cung không có hàng giao. Giới kinh doanh nhà hàng cho hay gà Đông Tảo chế biến được nhiều món và món nào cũng lạ như da gà bóp thính, gà hấp nấm, chân gà hầm thuốc bắc...

Gà tiến vua
TS Võ Văn Sự, trưởng bộ môn động vật quý hiếm và đa dạng sinh học (Viện Chăn nuôi), cho biết gà Đông Tảo (một số người gọi là Đông Cảo) là loài đặc hữu của VN, không nơi nào trên thế giới có. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái). Đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo và trước đây thường dùng để cúng tế-hội hè, có ý kiến cho rằng đây còn là loài gà dùng để tiến vua ngày xưa.
TS Sự cũng cho biết hiện nhiều địa phương đang có phong trào nuôi gà Đông Tảo vì dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Một số nước như Anh, Nhật Bản,... cũng đang có ý định nhập khẩu loại gà này về nghiên cứu.
Anh Hưng (nhân viên Ngân hàng VietBank), một thực khách sành ăn, cho biết: “Cặp chân to xù xì mới là phần tinh túy nhất của con gà. Cặp chân có vảy đỏ, không có cựa đem hầm với thuốc bắc thật nhừ hoặc ướp gia vị rồi nướng mềm khi chín thịt sẽ ngọt chắc, không hề có mỡ thì không thứ thịt gà nào bằng”. Còn tại nhà hàng Hàng Dương (P.Tân Phong, Q.7), gà Đông Tảo hấp muối, tiềm thuốc bắc, nấu cháo... vẫn là những lựa chọn hàng đầu của thực khách có tiền. Tuy nhiên nhân viên nhà hàng cho biết mặc dù có nhiều khách hỏi mua nhưng hiện nay vẫn chưa có gà để phục vụ.
Do giá gà Đông Tảo ở mức cao (khoảng 650.000 đồng/kg bán tại nhà hàng) và các nhà hàng thường bán nguyên con nên loại gà này chỉ dành cho những vị khách chịu chi.
Nắm bắt được cơ hội “làm ăn”, người dân nhiều nơi đang tìm mua gà giống Đông Tảo về nuôi. Ngồi nói chuyện cùng chúng tôi nhưng điện thoại của anh Tuấn chốc chốc lại đổ chuông của người hỏi mua gà và tham khảo giá cả. Anh Tuấn cho biết hằng ngày khách đến mua gà của anh chủ yếu là những nhà hàng lớn phục vụ thực khách, phần còn lại được bán cho những người có tiền mua để làm kiểng, hoặc tiêu dùng lẻ dịp sinh nhật, lễ tết... Đến nay, bên cạnh 350 cặp gà sinh sản, hằng ngày anh còn xuất ra thị trường các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, đặc biệt là TP.HCM từ 5-7 cặp gà thịt và hàng trăm con gà giống.
Trên các trang mạng, nhiều người cũng rao bán gà Đông Tảo giống và gà thịt nhưng thường không cho biết giá cụ thể, ai hỏi mới liên hệ lại để báo giá. Theo tham khảo của chúng tôi, tại khu vực phía Nam giá gà Đông Tảo giống vừa nở 110.000 đồng/con, gà một tháng tuổi 250.000 đồng/con (350g/con) và gà nửa ký là 600.000-700.000 đồng/con.
TRẦN MẠNH - DŨNG TUẤN

Gà Đông Tảo hay gà Đông Cảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam, không nơi nào trên thế giới có. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái). Đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, người dân trước đây thường dùng để cúng tế-hội hè, hay tiến Vua.Ga Dong Tao thuộc danh sách các giống gia cầm quí hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen.
Gà thuộc giống gà to con, dáng hình bệ vệ, với thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi. Gà Đông Tảo trống có hai mã lông cơ bản gồm mã mận (màu tím pha đen) và màu của trái mận. Gà cũng có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc

Mào gà trống là mào sun (ngắn và thun lại) màu đỏ tía, tích và dái tai màu đỏ, kém phát triển, nhìn gọn và khỏe. Gà mái có ba mã cơ bản gồm: mã nõn chuối – vàng nhạt, mã thó hay nâu nhạt – màu đất thó hay lá chuối khô, mã ngà – trắng sữa. Lông phần cổ và cánh gà mái thường có pha trộn những chiếc lông màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống nhưng chỉ to bằng 1/3 so với mào gà trống. Các vị trí da không có lông trên mình gà (cả trống và mái) đều có màu đỏ.

Gà mới nở có lông trắng đục. Khối lượng mới nở 38-40 gam, mọc lông chậm, lúc trưởng thành con trống nặng 5,5 - 6 kg, con mái nặng 4 kg/con. Thịt gà ngon, ngọt với khối thịt ức ngồn ngộn đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau trong thịt không có gân, không dai.

Gà Đông Tảo đắt hàng

Cập nhật lúc 21:57, Thứ Sáu, 22/02/2013 (GMT+7)
Trại gà Đông Tảo (Đông Cảo) được xem là lớn nhất nước của anh Vũ Ngọc Tuấn ở xã Đông Hòa (huyện Trảng Bom) đã “cháy” hàng ngay từ đầu năm. Trước tết, loại gà này được khách mua về để biếu, sau tết thì nhu cầu tại các nhà hàng tăng mạnh.
“Trước Tết Nguyên đán 2013 khoảng 10 ngày, trại hết hàng, không nhận đặt hàng của khách nữa mà chỉ giao cho mối quen. Những ngày cận tết, một số khách lẻ đến mua, tôi phải vào trại lựa những con gà làm giống chưa được tốt để bán vì gà thịt không còn” - anh Tuấn nói.
* “Cháy” hàng đầu năm
Cho tới nay, nhiều nhà hàng ở TP.Hồ Chí Minh và Vũng Tàu vẫn gọi đến đặt hàng gà thịt dù anh Tuấn không dám nhận, hẹn đến hết tháng Giêng mới có. Anh Tuấn cho biết, ngay cả khách “mối” là những nhà hàng lấy gà thịt thường xuyên của trại hiện tại cũng phải chờ.

Anh Vũ Ngọc Tuấn (xã Đông Hòa, huyện Trảng Bom) bắt gà để giao cho khách. Ảnh: V.NAM
Trại gà của anh Tuấn có trên 5 ngàn con gà Đông Tảo thuần chủng, trong đó 700 gà mái đẻ để làm giống. Dịp tết vừa qua, anh cung cấp trên 1 ngàn con gà thịt cho thị trường. Mặc dù gà vẫn trong tình trạng hút hàng nhưng giá bán tại trại của anh Tuấn vẫn rẻ hơn so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 10 ngàn đồng/kg. Hiện tại, giá gà Đông Tảo được anh bán ra từ 300-350 ngàn đồng/kg gà mái và 350-400 ngàn đồng/kg gà trống tùy loại.
Anh Tuấn chia sẻ: “Số lượng gà trong trong trại dù lớn, song tôi chỉ tập trung cho gà giống nên gà thương phẩm (gà thịt) không có nhiều, số gà giống hiện chiếm tới 70%. Tôi vừa mới nhận một hợp đồng cung cấp 500 con gà giống cho một đơn vị ở tỉnh Kon Tum và sẽ giao gà vào cuối tháng 3 tới. Tết vừa qua, tôi bán gà cả những ngày tết vì khách ở xa được nghỉ tết nhân dịp đi chơi tiện vào mua luôn nên phải bán”.
* Xuất hiện gà “đội lốt” Đông Tảo
Anh Tuấn cũng cho biết, hiện nay trên thị trường gà Đông Tảo đang hút khách nên một số thương lái ở TP.Hồ Chí Minh đã “tranh thủ” đưa luôn con gà Móng (cũng là giống gà nằm trong Sách đỏ Việt Nam) thế cho gà Đông Tảo. Theo đó, khách hàng không rành về gà rất dễ bị lầm giữa ba giống là: gà Đông Tảo, gà Hồ (Bắc Ninh) và gà Móng (Hà Nam). Giá gà Hồ hiện đắt nhất, sau đó đến gà Đông Tảo và cuối cùng là gà Móng. Gà Móng có giá từ 180-200 ngàn đồng/kg, trong khi đó gà Đông Tảo thấp cũng là 300 ngàn đồng/kg.
Sở dĩ loại gà “đội lốt” Đông Tảo được đặt tên là gà Móng là do loài gà bản địa này ngày xưa được phát hiện và nuôi rồi nhân giống từ thôn Móng (nay là xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). Năm 2003, giống gà này được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
“Với gà giống thì 1 thùng gà Đông Tảo 102 con có giá 10 triệu đồng, còn gà Móng từ 2,2 - 2,5 triệu đồng/thùng. Vừa qua, một số nhà hàng mua lầm loại gà móng bị khách phát hiện ra và đã gọi điện đến hỏi tôi về cách phân biệt” - anh Tuấn nói. Theo anh Tuấn, gà Móng chân cũng to và gần giống gà Đông Tảo nhưng không xù xì, không có mào đỏ. Loại gà này có vảy chân thẳng và chỉ có kẽ chân màu đỏ. Đây cũng là một trong những loại gà mà nhiều người dân miền Bắc tìm mua vào dịp tết để làm quà biếu.
Theo dự tính của anh Tuấn, trong năm nay anh tập trung phát triển thêm gà thương phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu gà thịt cho các nhà hàng và khách mua gà về thịt.
Vân Nam
KỸ THUẬT NUÔI GÀ CHỌI


Mục đích chính của việc nuôi gà chọi là sử dụng con trống vào việc huấn luyện và thi đấu. Đa phần gà mái và những con trống không thành công trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu thường được giết thịt.
Đối với gà mái, từ khi nở ra, lớn lên con nào có ngoại hình "ngố" thể chất khoẻ mạnh, tính khí hung dữ và có một số đặc điểm ngoại hình qui định phẩm chất tốt sẽ được giữ lại làm gà mái sinh sản. Chúng được kiểm định qua vài lứa, nếu sản xuất ra được nhiều gà trống đạt thành tích cao thì tiếp tục sử dụng nhân giống, nếu không đạt thì bị loại bỏ, chuyến sang giết thịt. Đối với gà trống, con nào có ngoại hình tốt, thể chất tốt, tính tình hung hăng thì được đưa vào huấn luyện, trong quá trình này người ta tiếp tục chọn theo các tiêu chí:
- Có thể chất tốt (có khả năng chịu đòn, gan lì, luyện tập và thi đấu bền bỉ).
- Có thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm.
- Có khả năng tránh đòn tốt.
Tỉ lệ gà được huấn luyện thành công và trở thành gà thi đấu là rất thấp, chỉ đạt dưới 20% so với tổng số gà trống lúc nở ra.

Phân bốGà chọi được nuôi từ xa xưa ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Bình Định. Đến nay, ước tính cả tỉnh có khoảng 1000 gà trống được tuyển chọn, huấn luyện và sử dụng làm gà thi đấu ở các cấp độ khác nhau. Tất cả các huyện và thành phố đều có nuôi và tổ chức trường đấu gà, song tập trung nhất là thành phố Qui Nhơn, Tây Sơn và Hoài Nhơn.
Chơi gà chọi cũng là hoạt động giao lưu văn hoá, cho nên giống gà chọi Bình Định hiện nay không chỉ tồn tại riêng ở Bình Định mà còn phát tán ra các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, ĐakLak.
Gà trống thi đấu đạt thành tích cao thường được bán đi nhiều nơi trong và ngoài nước.
Phương thúc nuôi gà chọi và tổ chức chọi gà ở Bình Định
Người chơi gà chọi ở Bình Định Khá đông, song phần lớn là người nuôi gà trống với số lượng ít (1 - 3 con), có một số gia đình nuôi gà mái để tạo giống. Nếu có dòng mái tốt thì họ thường giữ độc quyền, không bán con mái ra ngoài mà chỉ bán con trống.

Chọn và nhân giống- Chọn dòng mái tốt theo ngoại hình, thể chất (thường là những con mái dữ) và đời trước cũng như đời sau của nó có nhiều con trống đạt thành tích cao. Gà mái chọn nhân giống thường là đã đẻ một vài lứa và tuổi không quá già (<6 năm tuổi).
- Chọn gà trống có ngoại hình tốt và có thành tích cao, tuổi từ 1.5 - 4.0 năm, không đồng huyết với mái đã chọn.
- Bổ sung dinh dưỡng cho gà trống và gà mái đã chọn trong suốt một tháng trước khi giao phối.
- Tiến hành ghép phối (thường là vào cuối tháng chạp và đầu tháng riêng).
- Ấp nở: theo truyền thống, người ta thường cho gà nở vào mùa xuân bằng phương thức ấp tự nhiên do bản thân gà mẹ thực hiện với một vài động tác hỗ trợ của con người. Đã có một số thử nghiệm ấp bằng máy, song lại được đánh giá là chưa thành công, thể hiện ở nhược điểm là gà lớn lên có khả năng thi đấu rất kém.
Thức ăn và dinh dưỡng

Theo truyền thống, gà chọi Bình Định được nuôi dưỡng bằng thức ăn tự nhiên dạng nguyên, bao gồm: lúa, gạo, ngũ cốc, giun, dế, động vật thuỷ sinh, côn trùng cây cỏ,.... Ngày nay, người ta sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp để cho gà con ăn ở giai đoạn theo mẹ. Sau 1.5 tháng tuổi cho thêm lúa, gạo, cơm, ngô, ếch, nhái, lươn, thịt bò, lòng đỏ trứng, rau, giá,.... khi tăng lượng lúa thì rút dần cám công nghiệp , đến khi tách mẹ thì cho ăn hoàn toàn bằng lúa. Cho gà ăn làm hai bữa vào 9 giờ sdáng và 4 - 5 giờ chiều. Riêng gà con cho ăn tự do, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cho ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 - 2 bữa lươn hoặc thịt bò.
* Khẩu phần ăn cho gà con tách mẹ (cho ăn tự do):
- cám gạo : 10%
- bắp : 20%
- lúa : 30%
- Cá tươi nấu chín : 20%
- Rau( muống, cải, xà lách) : 20%.
* Khẩu phần cho một gà trống thi đấu/ ngày:
- Lúa : 0.25 kg.
- Rau, giá : 0.10 kg.
- Lươn, thịt bò : 0.10 kg.
Quản lý huấn luyện gà thi đấu- Gà con được nuôi chung cả ổ và theo mẹ đến 2.5 hoặc 3 tháng tuổi.
- Sau khi tách mẹ vẫn được nhốt chung, cho đến 4 - 5 tháng tuổi thì tách riêng trống, mái. Gà trống lúc này được nhốt riêng mỗi con một ô, không cho các con trống thấy mặt nhau để tránh mổ và đá bậy.
- Khi gà đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này. Đồng thời cắt tai, tích.
- Cho gà đá thử 1 - 5 trận, xem con nào có khả năng đá hay thì giữ lại huấn luyện tiếp, hoặc không thì bán hoặc giết thịt.
- Huấn luyện gà bằng các việc chính:
+ Quần sương: cho gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.
+ Xát nghệ: dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để cho da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu.
+ Dầm cẳng: trước khi thi đấu 1 tháng, gà được cho ngâm chân trong hỗn dịch: nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân.
- Tổ chức thi đấu:
+ Gà được phân theo 3 hạng: hạng tiểu (<3.0 kg), hạng trung (3.0 - 3.5 kg) và hạng đại (từ 3.5 kg trở lên). Các gà cùng hạng thường được thi đấu với nhau. Tuy nhiên, nếu là gà có tài nghệ cao thì chủ gà có thể cho đấu với hạng trên.
+ Mỗi trận đấu thường được tổ chức từ 01 hiệp trở lên, mỗi hiệp có thời gian 20 phút. Thời gian nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu là 05 phút để săn sóc và hồi phục cho gà.
- Mùa thi đấu: Mùa chọi gà thường được tổ chức vào dịp Tết và Xuân, kéo dài từ tháng chạp đến tháng tư âm lịch. Sau đó, từ tháng năm đến tháng mười một âm lịch là mùa gà thay lông nên không sử dụng thi đấu được.
Đặc điểm ngoại hình
Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, xương to, cơ bắp phát triển, chân cao và to khoẻ, có cựa ngắn hoặc không có, lớp biểu bì hoá sừng ở cẳng chân dày và cứng, Gà đá bằng sức mạnh của bàn chân chứ không phải bằng khả năng đâm xuyên của cựa.
Màu sắc của lông, daNhìn chung màu sắc của gà chọi Bình Định đa dạng, có thể thuần màu hay đa màu trên một cá thể. Thông thường màu sắc lông phụ thuộc vào màu lông của con trống là chính, màu lông giống con trống chiếm tie lệ 50 - 60%.
* Màu lông
+ Gà có lông đen tuyền, gọi là gà ô, loại này chiếm tỉ lệ cao nhất.
+ Gà có lông đen, lông mã màu đỏ gọi là gà Tía.
+ Gà có màu lông xám tro gọi là gà Xám.
+ Gà có màu lông giống lông chim ó gọi là gà ó.
+ Gà có màu lông trắng roàn thân, gọi là gà Nhạn.
+ Gà có lông 5 màu ( đỏ, đen, vàng, trắng, xám), gọi là gà Ngũ sắc.
Ngoài ra, còn có một số có màu lông pha tạp như gà đen có chấm trắng...
* Màu mỏ:
Màu mỏ cũng có màu sắc đa dạng, thường thấy mỏ có màu trắng ngà, màu vàng, màu đen, màu xanh lợt (xanh đọt chuối).
* Màu chân:
Lớp biểu bì hoá sừng (vảy) ở bàn chân và các ngón chân gà chọi Bình Định cũng có màu sắc không giống nhau giữa các cá thể. Thậm chí, cùng một cá thể song màu sắc hai chân lại khác nhau. Thường thấy gà hai chân đen, vàng, xanh lợt, trắng, vàng đốm nâu, một chân vàng một chân đen hoặc trắng. Màu sắc cựa gà thường giống màu chân, song có con có hai cựa với hai màu khác nhau mặc dù hai chân lại cùng màu.
* Màu da:
Phần da đầu, cổ, ức, đùi và hông có màu đỏ và dày. Các phần khác như: lưng, nách, cánh lại có màu vàng hoặc trắng và da mỏng.
Tầm vóc
Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, chân cao, xương ống chân to, ngón dài và khoẻ, bàn chân (ống chân) gà trưởng thành có con dài tới 15 cm, song thường thấy loại 10 - 13 cm. Ngực rộng với cơ ngực nổi rõ. Đùi to, dài và cơ phát triển. Tuy nhiên bụng lại rất gọn, khoảng cách giữa hai mỏm xương chậu hẹp (1.5 - 3.0 cm ở gà trống). Phao câu và lông đuôi phát triển (lông đuôi có thể dài tới 30 cm). Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà trống có thể đạt 5.0 kg, song thường gặp loại gà nặng từ 3.5 - 4.5 kg. Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà mái đạt 3.5 - 4.0 kg. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng và huấn luyện gà, người ta thường khống chế khối lượng của gà trống thi đấu ở khoảng 3.0 - 3.8 kg, là khoảng khối lượng mà gà phát huy tốt nhất các đòn đá hay và hiểm.
 
Chỉ tiêu             Trống             Mái
Dài thân (cm)         22             20
Vòng ngực(cm)       41             31
Dài lườn (cm)        13,5            12
Sâu ngực (cm)      15,75          13,5
Cao chân (cm)      31,5            25
Dài đùi (cm)          17,5           11,5


Một số đặc điểm ngoại hình khác
- Gà chọi Bình Định có ít lông, lông to, dài, cứng và dòn (rất dễ gãy).
- các phần đầu, cổ, ngực, đùi rất thưa lông nhưng hai cánh có bộ lông phát triển, giúp gà có khả năng cất cao mình để tung đòn đá.
- Mặt gà gọn gàng, thường khômg có tích, tai ít phát triển.
- Mồng nhỏ và thấp, có 3 loại mồng (lá, dâu, cục)
- Mỏ gà to, ngắn, nhọn và khoẻ.
- Mắt thường nhỏ và sâu. mí mắt dầy, màu mắt đa dạng: mắt bông (màu đen pha trắng), mắt hạt cau (màu nâu có tia phát từ đồng tử ra xung quanh), có con mắt màu đồng thau hoặc mắt đen, xanh.
Đặc điểm sinh trưởng, phát dục và sinh sản
Khả năng sinh trưởng
Bảng1: khối lượng cơ thể qua các tháng tuổi (gam)
Tháng tuổi
Gà trống
Gà mái
Sơ sinh
  38 ± 0,24
   38 ±  0,24
1
260 ± 3,17
260 ± 3,17
2
650 ±7,20
 470 ±  4,12
3
1264 ±18,20
 1056 ± 11,15
4
 1654  ±  22,60
1280 ±17,50
5
 2632 ± 30,70
 1513 ± 22,45
6
  3005 ±  35,40
 2076 ± 28,92
9
3 371 ± 33,35
 2325 ± 26,48
12
3765  ± 38,90
 2628 ± 25,40
18
4034 ± 39,55
2870 ± 25,70

Phát dục
Gà trống 06 tháng tuổi biết gáy, đến 07 tháng tuổi thì gáy rõ tiếng và có khả năng đạp mái. Gà mái 06 tháng tuổi bắt đầu cắp ổ, 07 tháng thì chịu trống và đẻ trứng lứa đầu.
Gà chọi Bình Định thay lông theo mùa, quá trình thay lông diễn ra từ tháng năm, tháng sáu đến tháng mười một âm lịch. Lần thay lông thứ nhất bắt đầu từ lúc gà được 4 - 5 tháng tuổi, và đến 16 tháng thì thay lông lần thứ 2. Trong mùa thay lông, gà xuống sức, đồng thời do lông cánh bị rụng nên gà khó có thể bay lên để tung đòn và đỡ đòn nên người ta không cho gà thi đấu vào thời gian này mà để dưỡng gà cho mùa đấu năm sau.
Sinh sảnTuổi đẻ quả trứng đầu tiên : 192 ngày.
Khối lượng trứng : 52 - 0,55 gam/quả.
tỷ lệ trứng có phôi : 91,6%.
Tỷ lệ nở/trứng : 85%.
Số trứng đẻ/lứa : 8 - 12 quả.
Thời gian gà mẹ nuôi con : 3 tháng.
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ : 5 tháng.
Mục đích chính của việc nuôi gà chọi sinh sản là sản xuất ra gà trống có khả năng thi đấu. Trong thời gian theo mẹ, gà con học được ở gà mẹ khá nhiều thế đánh. Chính vì vậy, thời gian gà mẹ nuôi con phải kéo dài đến 3 tháng. Mỗi năm, gà mẹ chỉ sản xuất được vài ổ gà con và tuổi khai thác kéo dài đến 9 - 10 năm. Gà mẹ có khả năng kiếm mồi khá, song lại vụng nuôi con.
 
Các tính trạng đặc biệtGà chọi Bình Định có thể chất tốt, thể hiện ở đặc điểm có sức chịu đòn khá và thi đấu bền bỉ, rất nhiều con chịu đựng được 40 hiệp đấu liên tục (mỗi hiệp dài 20 phút và thời gian giải lao giữa các hiệp là 5 phút). Nhiều gà chọi Bình Định đã thi đấu và nổi tiếng ở các trường đấu Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cam pu chia, Thái Lan,...nhờ các thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm. Gà chọi Bình Định có tốc độ sinh trưởng chậm, trên 1 năm tuổi mới thành thục về thể vóc. Nuôi theo phương thức truyền thống tại các hộ gia đình, gà 18 tháng tuổi đạt bình quân 4.034g con trống và 2.870 g ở con mái.
 
(Theo "Báo cáo kết quả điều tra và bước đầu bảo tồn giống gà chọi tại Bình Định" của Lý Văn Vỹ, Đoàn Trọng Tuấn, Phạm Việt Anh)
Theo TTKNQG
Tiền Giang , Long An , Cần Thơ , Bạc Liêu , Sóc Trăng , Đồng Nai - TP Biên Hòa , Bà Rịa - Vũng Tàu , TP Đà Lạt - Lâm Đồng , Bình Thuận , Ninh Thuận , Khánh Hòa , Bình Định , Phú Yên , Quảng Ngãi , Quảng Nam , Đà Nẵng , Thừa Thiên Huế , Vĩnh Phúc , Hậu Giang , Đồng Tháp , Cà Mau , Gia Lai - Kon Tum , Kiên Giang , Vĩnh Long , Trà Vinh , Bình Dương , Bình Phước , Tây Ninh , An Giang , Bắc Kạn , Bắc Giang , Bắc Ninh , Bến Tre , Cao Bằng , Đắk Lắc , Đắk Nông , Điện Biên , Gia Lai , Hà Giang , Hà Nam , Hà Tỉnh , Hải Dương , Hải Phòng , Hòa Bình , Hưng Yên , Kon Tum , Lai Châu , miễn phí TP HCM , Hà Nội, Hà Tĩnh , Nghệ An , Quảng Bình , Quảng Trị , Thanh Hóa , An Giang , Bắc Giang , Bắc Kan , Bắc Ninh , Cao Bằng , Điện Biên , Hà Giang , Hà Nam , Hải Dương , Hưng Yên , Lai Châu , Lào Cai , Lạng Sơn , Nam Định , Ninh Bình , Phú Thọ , Quảng Ninh , Sơn La , Thái Bình , Thái Nguyên , Tuyên Quang , Vĩnh Phúc , Yên Bái.
két sắt ,
. nội thất ..nội thất ........

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét